Mộ chum's profile

Mộ chum – Tập tục độc đáo từ nền văn hoá Sa Huỳnh

Mộ chum – Tập tục độc đáo từ nền văn hoá Sa Huỳnh
Mộ chum Sa Huỳnh – Truyền thống mai táng nổi bật ở Đông Nam Á
Năm 2003, trong đợt khai quật 46 mộ tại di chỉ Động Cườm do Bảo tàng Bình Định phối hợp với Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện, số chum này được xác định thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh. 

Khu mộ chum thường được chôn trên những sườn dốc của các gò đất hay cồn cát ven sông, ven biển, với những loại hình chum hình cầu, hình trứng, hình trụ kích thước khác nhau. Mộ chum được phân bổ theo kiểu ô bàn cờ theo từng hàng, từng cụm, có đơn táng, song táng. Để chứa được cả một con người trưởng thành khi mất đi, cư dân Sa Huỳnh chôn người quá cố trong các chum lớn được làm từ vật liệu đất đen hay đất có màu đỏ và được nung khá tốt, có chiếc cao đến 1m2.

Với hàng chục ngôi mộ cổ được tìm thấy ở cồn cát ven biển tên là Động Cườm, tỉnh Bình Định. Vùng đất này xưa kia ở vùng biển cổ nối liền từ mũi Sa Huỳnh đến Bắc Bình Định. Cuộc khai quật thực hiện trên tổng diện tích khoảng 300 mét vuông đã tìm thấy 46 mộ chum và 4 cụm mộ nồi chôn úp nhau. Các mộ chum được làm bằng gốm chôn thằng đứng có nắp đậy hình nón cụt, bán cầu… thậm chí đáy một chum khác được sử dụng lại. Còn có hai dạng chum lồng vào nhau theo kiểu trong quan – ngoài quách.

Trước đây, người Pháp gọi những khu địa táng này là cánh đồng chum vì phân bố các mộ chum khá dày và được chôn đứng sát nhau. Ngoài ra, nhiều mộ chum còn được tìm thấy chứa đồ tuỳ táng. Những đồ tùy táng chôn theo mộ chum là nồi nhỏ, bát bồng bằng gốm mang đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh và chủ yếu đặt trên nắp chum.

Đồ tùy táng theo người chết tùy thuộc vào sự giàu có hay nghèo khó của người chết mà có nhiều hay ít hiện vật được chôn theo. Một số vật dụng có thể được tìm thấy như dao, rìu, đục, kiếm ngắn, hạt cườm thủy tinh màu sắc rực rỡ…

Trong số đồ tùy táng tại di chỉ Động Cườm, rất nhiều hạt cườm màu đỏ sẫm và màu xanh dương, phần lớn chỉ bé bằng đầu tăm, phải dùng rây bột mới sàng được. Điều đặc biệt là dù bé như vậy nhưng chúng được xuyên lỗ – chứng tỏ kỹ thuật nấu thủy tinh của người Sa Huỳnh cổ rất điêu luyện. Gu thẩm mỹ của giới thượng lưu ở thời văn hoá Sa Huỳnh khá “sành điệu” và ưa chuộng đồ trang sức làm bằng đá quý và cũng như pha lê nhiều màu sắc.
Phát hiện kinh ngạc về tư thế chôn cất
Nói về tư thế người chết được chôn trong mộ, ban đầu, nhiều người đã nghĩ những chiếc chum này là một dạng quan tài gốm chôn người chết, bởi chôn trong mộ chum cũng là nét đặc thù dễ phân biệt với các văn hóa khác của văn hóa Sa Huỳnh. Nhưng người chết được chôn trong chum như thế nào vẫn còn là điều bí ẩn.

Cũng có ý kiến cho rằng do trong các mộ táng Sa Huỳnh không tìm thấy mộ nào có nguyên xương cốt người hoặc xương cốt bị đốt cháy, vì thế khó có khả năng đây là những vò đựng tro xương người chết. Mãi đến cuộc khai quật Động Cườm năm 2003, nghi vấn mới được giải mã.

Các nhà khoa học có đủ bằng chứng khẳng định phần lớn những chiếc chum gốm có kích thước lớn của văn hóa Sa Huỳnh là để chôn nguyên xác người chết được bó gối sau khi tìm được một vài chum gốm có bộ xương với tư thế nằm co lại.

Người chết được táng trong chum với tư thế ngồi bó gối. Có lẽ, người xưa muốn cho người đã mất sớm đầu thai nên đặt xác người đã mất về tư thế thai nhi trong bụng mẹ. Để khi rời cõi dương thế, họ gần như được sống tiếp nối tại với thế giới cõi âm.
Truyền thuyết quanh cánh đồng chum đầy âm khí
Vốn biết, hình thức chôn cất người đã mất trong chum gốm mang đậm tín ngưỡng, tuy nhiên, thời nào cũng có kẻ gian. Vẫn có những kẻ ác tâm “đẩy nhanh tiến độ” đắp mộ chum bằng cách ra tay thủ tiêu nạn nhân, chôn sống người xấu số vào bình để lưu trữ oán khí nhằm chiếm đoạt hoặc điều khiển linh hồn họ. Chưa hết, tồn tại các phù thuỷ, pháp sư thu nạp âm khí từ những cánh đồng chum và làm chuyện tà ác như sai khiến âm binh (thuật điều binh) hay các thuật mượn hồn đoạt xác để chiếm quyền năng kẻ thù.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức luyện âm binh đen tối hơn, như trộm mộ, đánh cắp sọ và chưng cất vào chiếc bình tế lễ. Mỗi sọ tượng trưng cho một linh hồn, cả một bình lớn chứa cả đại gia tộc oán hồn. Những pháp sư này buộc phải cao tay ấn, trấn yểm được oan hồn chỉ ở trong bình và ra ngoài khi được phép.

Thời xưa, với các tà hồn bị thư ếm, để được thoát ra khỏi chiếc bình ám khí trong thời gian cho phép, phải thực hiện một giao kèo theo mong muốn của chủ nhân. Những kẻ man rợ manh mún sử dụng loại tà thuật điên rồ này, đã phải trả giá đắt trước pháp luật.
Mộ chum – Tập tục độc đáo từ nền văn hoá Sa Huỳnh
Published:

Mộ chum – Tập tục độc đáo từ nền văn hoá Sa Huỳnh

Published:

Creative Fields